Với hiện nay, có rất nhiều f0 và cũng có rất nhiều đã hết bệnh. Dù đã khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn đó và cũng có rất nhiều người kỳ thị những người bị ho do hậu Covid. Họ nghĩ là những ho như vậy sẽ dễ làm lây virus cho bản thân mình. Vậy cùng mình tìm hiểu thêm nhé.
Đây là nạn nhân bị bệnh virus đợt 1 nhưng sau 6 tháng thì đã khỏi bệnh. Chị T.L 25 tuổi ở TPHCM luôn bị các cơn ho đánh thức ở giữa đêm. Mỗi lần như vậy thì chị không thể ngủ nữa và gần như là thức trắng cả đêm. Trong 6 tháng bị nhiễm Covid thì chị luôn bị ho thậm chí là cảm thấy mỗi làn ho như “phổi muốn bay khỏi lồng ngực”, cổ họng của chị luôn bị đau rát kèm theo là mất tiếng và khàn vọng. Các triệu chứng đã kéo dài sau khi chị bị nhiễm luôn mệt mỏi, mỗi lần ho thì người xung quang có những ánh mắt ái ngại và khó chịu khiến cho chị rất tự tin.
1. Nỗi buồn cho những người từng là F0
T.L cũng đã được tiêm 3 mũi vaccine Covid và công việc của chị phải thường xuyên đi công tác xa có thể tiếp xúc nhiều người. Chị đã nghĩ bản thân mình dù sau thì chị đã bị nhiễm đôi khi không còn gì sợ nữa. Thời gian đó TPHCM bùng dịch chị được làm tại nhà và không cần làm tại công ty.
Gian đoạn đó chị đã dành thời gian nhiều để tập thể thao và ăn đủ chất, luôn tự nấu những món ăn mình thích thay vì gọi những món ăn không đủ dinh dưỡng bên ngoài. Khi thay đổi cuộc sống thù chị đã có cảm giác rất tích cực và không hề ốm vặt. Trong 6 tháng khi bị nhiễm virus thì chị L khá mệt mỏi và có những triệu chứng kèm theo.
Ngày đầu tiên, chị đã bị sốt cao và cơ thể mệt mỏi và đau dầu vô cùng. Trong những ngày tiếp theo thì chị đã có thêm các triệu chứng ho nhiều, nghẹt mũi, có lúc nồng độ oxy xuống dưới 91%.
Tiếp theo sao 7 ngày tự điều trị tại nhà thì chị L đã được âm tính khi test nhanh tại nhà và trở lại văn phòng để làn việc đúng như quy định.Mặc dù đã âm tính nhưng các triệu chứng của nó vẫn còn như ho, cơ thể mệt mỏi vẫn còn kéo dài. Các cơn ho của chị L liên tục và kèm theo đờm luôn khiến cho đồng nghiệp trong công ty và những người xung quanh rất ái ngại.
Có những người ác ý còn nói là: “Vẫn bệnh sao còn đi làm vậy lỡ lây virus cho người khác rồi sao”. Biết là những lời đó là không cố ý để mói nhưng chị rất buồn. Bữa trưa chị không dám xuống căn tin ăn cùng mọi người chị chỉ tự mang cơm hộp theo và ăn 1 mình, sau đó đeo khẩu trang trong tất cả thời gian ở văn phòng và rất ngại nói chuyện với người khác.
Anh K 33 tuổi ở Quảng Ninh, anh cũng đối mặt với tình trạng giống chị L. Anh đã không biết mình nhiễm và sau đó lỡ lây sang con gái của mình 12 tuổi. Trái với bé thì người bố phải gặp rất nhiều triệu chứng của bệnh và sau đó 1 tháng cơ thể vẫn chưa thể hồi phục lại sức khỏe.
Anh K cũng là 1 tài xế đường dài, trước khi anh bệnh thì sức khỏe của mình anh tự đánh giá là rất tốt và rất khỏe mạnh. 1 công việc cần sự tập trung và căng thẳng nhưng anh vẫn có thể kiểm soát tốt quá trình làn việc. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì anh chỉ ngồi trên xe 3-4 tiếng thì anh đã cảm thấy mệt mỏi và không muốn làn việc nữa. Anh vô tình không biết lây sang bé 12 tuổi. Nhưng trái với bé thì anh gặp phải rất nhiều hậu Covid gây ra ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của anh.
Ngoài ra chị A cũng cho biết cung có trường hợp tương tự như trên. Chị cũng cho biết rằng: ” Trước đây khi thời tiết thay đổi hay dính lạnh, bụi, mưa thì bị rất nhạy cảm sẽ bị ho ngay. Sau khi nhiễm virus nCoV thì tình trạng này vẫn đang thường xuyên lặp lại và không rõ là chị có đang gặp di chứng hậu Covid hay không”.
Cùng trường hợp này cũng có Anh T (28 tuổi, ở Đồng Tháp) cũng gặp hiện tượng này . Anh bị đau đầu và không rõ nguyễn nhân khiến anh voi cùng khó chịu. Ngoài ra anh còn nhiều đêm, thường xuyên mất ngủ và trằn trọc không thể ngủ được và gần sáng mới có chớp mắt được thì đã tới giờ phải đi làm rồi. Những ngày như vậy anh rất mệt mỏi và uể oải không muốn làm gì cả.
Anh đã cố gắng ngủ bù trong những ngày cuối tuần để tráng được tình trạng mất ngủ không ảnh hưởng vào cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của mình. Anh cũng chia sẻ thêm rằng: ” Các triệu chứng này cũng không xảy ra liên tục, nên không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống”.
Chị B cũng thỉnh thoảng có những cơ đau nửa đầu hành hạ khiến cho chị rất khó chịu. Đôi khi chị B ngồi nghĩ xem bản thân định làm gì nhưng đầu óc chị luôn rơi vào mơ hồ khiến cho khó phân biệt được bản thân có gặp thêm triệu chứng kéo dài khác hậu Covid hay không.
Hiện tượng ho cũng khiến anh C và người thân rất lo lắng. Virus đã tấn công vào phổi và khiến cho các cơ quan này không còn được như xưa. Khi anh đi chụp X-quang phổi, các bác sĩ cũng không nhận ra những điều bất thường. Nhưng anh vẫn không thể yên tâm được và nhiều ảnh hưởng chưa biết đến nên nên anh không lo ngại có thể gặp những các di chứng sau đó.
H năm nay 20 tuổi và ở TPHCM, vốn đã mắc bệnh béo phì, gout, gan nhiễm mỡ. Nên H rất lo lắng nếu bản thân bị nhiễm Covid. Nhưng không may là đầu năm nay thì H đã bị dính 2 vạch tính đến nay đã 3 tháng rồi. H cũng cho biết: “Các triệu chứng hậu Covid hiện nay không quá nghiêm trọng nhưng chưa biết tương lai như thế nào”.
Xung quanh đã có rất nhiều bạn bè mắc Covid lần 2 đôi khi là lần 3 và các lần mắc sau luôn nặng hơn các nghiêm trọng hơn đợt trước rất nhiều. Vì thế H đã chăm sóc và chú trọng hơn vài sức khỏe của mình.
H cũng cho biết: ” Tôi luôn đeo khẩu trang và tuân thủ đúng quy định về phòng dịch của bộ y tế. Với ăn uống thì tôi bắt đầu đa dạng về thực phẩm và ăn nhiều hoa quả chứa Vitamin để tăng cường sức đề kháng. Tôi đã cố gắng ngủ sớm, sống 1 cách khoa học lành mạnh để không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Sau khi hết bệnh tôi cảm thấy việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh”.
2. Những quan niệm sai về hậu Covid
Bác sĩ cũng cho biết ho cũng là phản ứng để bảo vệ cơ thể và việc cơ thể bị ho sẽ làm cho các mầm bệnh bị tống ra khỏi cơ thể và không ùng tắc đường hô hấp. Tuy vậy nhưng nếu phản ứng này xảy ra quá nhiều hoặc kéo dài sẽ gây ra mệt mỏi, khó thở.
Đặc biệt, người bệnh nếu ho khan sau khi khỏi Covid, có khả năng cao virus vẫn còn trong cơ thể và chưa hết hẳn trong cơ thể. Có những người thậm chí đã bị nhiễm virus đường hô hấp khác, dị ứng, khó thuốc hoặc hóa chất.
Bên cạnh đó mọi người cần hiểu “bị nhiễm” và “truyền nhiễm”.
– Bị nhiễm: là trong cơ thể có virus và các loại virus đó đang tấn công vào đường hô hấp của người nhiễm.
– Truyền nhiễm: là các F0 đang thải virus ra ngoài với lượng đủ để lây sang cho người khác. Quá trình này là truyền nhiễm chỉ mang tính là thời điểm. Theo đồ thị hình sin và nguy cơ nhất khi tải lượng virus đạt đỉnh. Khi test nhanh âm tính thì vẫn còn lượng virus trong cơ thể nhưng đã không còn khả năng để lây sang cho người khác nữa.
Các triệu chứng hậu Covid kéo dài có thể là virus đang còn sót lại trong cơ thể nhưng không vì thế mà có thể lây sang người khác. Có thể trị ho do hậu Covid-19, người bệnh cũng có sử dụng các thảo dược như: mật ong, bạc hà và 1 số loại thảo dược khác. Việc ho có đờm nguyễn nhân được biết là các F0 mạn tính về đường hô hấp biết tới là viêm phế quản hoặc viêm phổi bộ nhiễm vi khuẩn. Hầu như các trường hợp này cần phải đến gặp bác sĩ để khám và được chỉ định dùng thuốc để giảm long đờm.